Nguồn gốc cà phê Việt Nam
- Thứ sáu - 17/03/2017 04:20
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Cà phê có thể đã được các giáo sĩ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan và Pháp mang hạt sang trồng lẻ tẻ từ các thế kỷ 17, 18 nhưng chính thức và quy mô thì phải đến khi người Pháp chiếm được Việt Nam từng phần và đặt nền bảo hộ lên toàn cõi (1884).
Quý kim là thứ các nhà thám hiểm săn tìm. Nhưng đúng với cái tên “thực dân” (thực là trồng, nuôi), động cơ hàng đầu là tìm ra, thuần hóa và khai thác thứ có đời sống để có thể tăng gia theo cấp số nhân (các loại cây và con) - và những lợi ích kinh tế hầu như vô tận trong cuộc tranh đua thương mại và giành hoặc phá ưu thế độc quyền của các thế lực ngoại địch (như trà, đồ sứ của Trung Quốc; cà phê của khối Ả Rập,…).
Quý kim là thứ các nhà thám hiểm săn tìm. Nhưng đúng với cái tên “thực dân” (thực là trồng, nuôi), động cơ hàng đầu là tìm ra, thuần hóa và khai thác thứ có đời sống để có thể tăng gia theo cấp số nhân (các loại cây và con) - và những lợi ích kinh tế hầu như vô tận trong cuộc tranh đua thương mại và giành hoặc phá ưu thế độc quyền của các thế lực ngoại địch (như trà, đồ sứ của Trung Quốc; cà phê của khối Ả Rập,…).
Chỉ hai năm sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông là Biên Hòa, Gia Định (trong đó có Sài Gòn) và Mỹ Tho, người Pháp đã lập Thảo cầm viên ngay Sài Gòn để nghiên cứu và thử nghiệm quy mô việc khám phá về cây và con ở mảnh đất này.
Cho đến Cách mạng Pháp 1789, Pháp là nước sản xuất và tiêu thụ cà phê hàng đầu của thế giới, sản xuất chủ yếu ở thuộc địa là quần đảo Antilles ở biển Caribê như Guadeloupe và Martinique… Paris năm đó đã có trên 700 quán cà phê.
Cà phê được người Pháp đưa vào trồng ở Việt Nam chính thức từ năm 1857, từ đảo Martinique và vùng Guyane thuộc Pháp ở châu Mỹ Latin vì có khí hậu và thổ nhưỡng nhiệt đới tương tự Việt Nam. Đầu tiên, loại Arabica được thử ở phía Bắc rồi ở miền Trung (Quảng Trị, Bố Trạch,…), sau khi thu hoạch được chế biến dưới thương hiệu Arabica du Tonkin (cà phê Arabica Bắc Kỳ) và nhập khẩu về Pháp. Sở dĩ loại Arabica được thử nghiệm trước vì có giá trị hơn, nguyên gốc ở Ethiopia, thích hợp với vùng cao nguyên và vùng núi cao từ 800 - 2.000 m, và có nhiệt độ từ 18 - 23 độ bách phân.
Trong khi đó loại Robusta (Mạnh khỏe), giống từ rừng xích đạo châu Phi, có hàm lượng gấp hai lần giống Arabica và thích hợp với nhiệt độ từ 22 - 26 độ và cần lượng nước mưa từ 1,5m - 2m/năm. Đợt thí nghiệm này không thành công, một phần vì đất đai định cư lâu không thích hợp cho việc mở rộng các đồn điền công nghiệp hóa, một phần vì chính trị không ổn định do không có quy chế thuộc địa. Thói quen ở đây lại là văn hóa trà như Trung Quốc.
Từ năm 1925, sau những cuộc khảo sát quy mô kỹ lưỡng về khí hậu và thổ nhưỡng cũng như những suy tính về xã hội, chính trị, người Pháp đem cà phê trồng thử nghiệm ở vùng Tây nguyên, đặc biệt là cao nguyên Lang Biang (Lâm Đồng) và Đắk Lắk (Ban Mê Thuột), với đồn điền và chủ nhân là người Pháp, nhân công chủ yếu là người dân tộc. Ở Lang Biang thích hợp với giống Arabica hơn, còn ở Đắk Lắk là giống Robusta. Đến 2001, Việt Nam chính thức trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê thứ hai trên thế giới, hằng năm thu về cho ngân sách quốc gia hơn một tỉ USD.
Từ đầu thế kỷ 20, cà phê là thức uống mới từ thị dân lan dần đến nông thôn. Tính chất cộng đồng và thân thiện của cà phê khiến người ta tỉnh táo, có thể làm việc lao động chân tay cũng như trí óc. Quán cà phê có thể thích nghi với cà phê filter (lọc) cho từng cá nhân, hoặc cà phê đem qua ấm lọc (percolateur) hay cà phê bít tất nhúng ngâm trong nước sôi để phục vụ cho nhiều người bằng lối pha sẵn với giá bình dân. Quán cà phê trở thành nơi giao lưu xã hội, vừa là trung tâm sinh hoạt, vừa là trung tâm thông tin, là môi trường giao dịch làm ăn thương mại thích hợp suốt cả ngày.
Trong giai đoạn chiến tranh 1960 - 1975, các quán cà phê với âm nhạc lãng mạn, trữ tình, có cả màu sắc bi thương như những nhạc khúc Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên,… đã trở thành văn hóa của cả một thế hệ trẻ trong cuộc chiến. Sau 1975, cà phê trở ngược ra Bắc, trở thành nét sinh hoạt toàn quốc với khung cảnh thơ mộng, thiên nhiên - đem lại sự tươi mát cho những thành thị ngày càng sôi nổi với nhịp sống thị trường toàn cầu hóa.
Văn hóa cà phê ấm cúng, lãng mạn, tĩnh lặng nơi người ta có thể thưởng thức âm nhạc, sách báo, tranh vẽ, mỹ thuật, hoặc tâm sự trao đổi về tri thức hoặc tình cảm. Vì thế, muốn biết một người, chỉ cần xem người đó giải trí thích thú nhất ở đâu…
Cho đến Cách mạng Pháp 1789, Pháp là nước sản xuất và tiêu thụ cà phê hàng đầu của thế giới, sản xuất chủ yếu ở thuộc địa là quần đảo Antilles ở biển Caribê như Guadeloupe và Martinique… Paris năm đó đã có trên 700 quán cà phê.
Cà phê được người Pháp đưa vào trồng ở Việt Nam chính thức từ năm 1857, từ đảo Martinique và vùng Guyane thuộc Pháp ở châu Mỹ Latin vì có khí hậu và thổ nhưỡng nhiệt đới tương tự Việt Nam. Đầu tiên, loại Arabica được thử ở phía Bắc rồi ở miền Trung (Quảng Trị, Bố Trạch,…), sau khi thu hoạch được chế biến dưới thương hiệu Arabica du Tonkin (cà phê Arabica Bắc Kỳ) và nhập khẩu về Pháp. Sở dĩ loại Arabica được thử nghiệm trước vì có giá trị hơn, nguyên gốc ở Ethiopia, thích hợp với vùng cao nguyên và vùng núi cao từ 800 - 2.000 m, và có nhiệt độ từ 18 - 23 độ bách phân.
Trong khi đó loại Robusta (Mạnh khỏe), giống từ rừng xích đạo châu Phi, có hàm lượng gấp hai lần giống Arabica và thích hợp với nhiệt độ từ 22 - 26 độ và cần lượng nước mưa từ 1,5m - 2m/năm. Đợt thí nghiệm này không thành công, một phần vì đất đai định cư lâu không thích hợp cho việc mở rộng các đồn điền công nghiệp hóa, một phần vì chính trị không ổn định do không có quy chế thuộc địa. Thói quen ở đây lại là văn hóa trà như Trung Quốc.
Từ năm 1925, sau những cuộc khảo sát quy mô kỹ lưỡng về khí hậu và thổ nhưỡng cũng như những suy tính về xã hội, chính trị, người Pháp đem cà phê trồng thử nghiệm ở vùng Tây nguyên, đặc biệt là cao nguyên Lang Biang (Lâm Đồng) và Đắk Lắk (Ban Mê Thuột), với đồn điền và chủ nhân là người Pháp, nhân công chủ yếu là người dân tộc. Ở Lang Biang thích hợp với giống Arabica hơn, còn ở Đắk Lắk là giống Robusta. Đến 2001, Việt Nam chính thức trở thành quốc gia xuất khẩu cà phê thứ hai trên thế giới, hằng năm thu về cho ngân sách quốc gia hơn một tỉ USD.
Từ đầu thế kỷ 20, cà phê là thức uống mới từ thị dân lan dần đến nông thôn. Tính chất cộng đồng và thân thiện của cà phê khiến người ta tỉnh táo, có thể làm việc lao động chân tay cũng như trí óc. Quán cà phê có thể thích nghi với cà phê filter (lọc) cho từng cá nhân, hoặc cà phê đem qua ấm lọc (percolateur) hay cà phê bít tất nhúng ngâm trong nước sôi để phục vụ cho nhiều người bằng lối pha sẵn với giá bình dân. Quán cà phê trở thành nơi giao lưu xã hội, vừa là trung tâm sinh hoạt, vừa là trung tâm thông tin, là môi trường giao dịch làm ăn thương mại thích hợp suốt cả ngày.
Trong giai đoạn chiến tranh 1960 - 1975, các quán cà phê với âm nhạc lãng mạn, trữ tình, có cả màu sắc bi thương như những nhạc khúc Trịnh Công Sơn, Ngô Thụy Miên,… đã trở thành văn hóa của cả một thế hệ trẻ trong cuộc chiến. Sau 1975, cà phê trở ngược ra Bắc, trở thành nét sinh hoạt toàn quốc với khung cảnh thơ mộng, thiên nhiên - đem lại sự tươi mát cho những thành thị ngày càng sôi nổi với nhịp sống thị trường toàn cầu hóa.
Văn hóa cà phê ấm cúng, lãng mạn, tĩnh lặng nơi người ta có thể thưởng thức âm nhạc, sách báo, tranh vẽ, mỹ thuật, hoặc tâm sự trao đổi về tri thức hoặc tình cảm. Vì thế, muốn biết một người, chỉ cần xem người đó giải trí thích thú nhất ở đâu…